Ngành Công Nghiệp Sơn - Lịch Sử và Công Nghệ

Ngành Công Nghiệp Sơn - Lịch Sử và Công Nghệ

Ngành Công Nghiệp Sơn - Lịch Sử và Công Nghệ

Ngành Công Nghiệp Sơn - Lịch Sử và Công Nghệ

Ngành Công Nghiệp Sơn - Lịch Sử và Công Nghệ
Ngành Công Nghiệp Sơn - Lịch Sử và Công Nghệ

0938 105 102

Tin Tức

Ngành Công Nghiệp Sơn - Lịch Sử và Công Nghệ

Trước khi tìm hiểu Công Nghệ Xanh trong công nghiệp sơn, chúng tôi xin sơ lược về sự tiến hóa trong công nghiệp sơn như sau: Có thể nói công nghệ sản xuất sơn được xếp vào loại công nghệ lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Hơn 40.000 năm trước Công nguyên,
29-05-2017 09:30:48 AM - 1974
Hội thảo “Công Nghệ Xanh Trong Kiến Trúc” tại VIETARC 2011 do Phòng Thương vụ Hoa Kỳ và HKTS Tp.HCM tổ chức vào ngày 01/06/2011 vừa qua đã quy tụ hơn 200 khách tham dự cho chúng ta thấy sự quan tâm của nhiều người trong lĩnh vực trên.

 
Trước khi tìm hiểu Công Nghệ Xanh trong công nghiệp sơn, chúng tôi xin sơ lược về sự tiến hóa trong công nghiệp sơn như sau: Có thể nói công nghệ sản xuất sơn được xếp vào loại công nghệ lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Hơn 40.000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và nhiều sắc dân châu Á, châu Âu đã biết sử dụng nước trộn chung với bột đá, đất sét, phấn và bột than tạo thành những sản phẩm sơn đầu tiên. Họ dùng những hỗn hợp này để vẽ những bức tranh phản ảnh đời sống sinh hoạt hằng ngày, vẽ hình lên cơ thể mang tính thờ cúng hoặc dùng để hóa trang. Rồi Tinh Màu Tím được phát hiện vào những năm 1600 trước Thiên chúa từ vỏ của các loài nhuyễn thể ốc, sò. Và có điều chúng ta cần ghi nhớ là từ ngàn xưa qua các triều đại vua chúa thì “Sắc tím đã trở thành màu của Hoàng thân Quốc thích, bởi chỉ có những nhà quý tộc mới đủ chi trả cho tinh màu này”. Vào năm 1400 sau Công nguyên, sắc màu vàng được tình cờ tìm thấy khi người ta trộn nước tiểu của bò và lá xoài. Thật vậy, màu sắc của những thế kỷ trước rất đơn điệu. Ngay cả phim ảnh có màu cũng chỉ mới xuất hiện vào giữa thập niên 50 của thế kỷ trước và đến gần cuối thế kỷ 20 nhờ vào công nghệ máy vi tính thì ngành công nghiệp sơn mới pha chế được hàng triệu màu như ngày hôm nay.

 
Đầu thế kỷ XVIII, nhà bác học Thomas Child mới trình làng chiếc máy nghiền sơn đầu tiên tại Boston, Massachusett, USA. Thế nhưng phải mất gần 150 năm sau vào năm 1868 con người mới có đủ kiến thức về Lý Hóa để trộn màu và pha sơn sẵn bỏ vào thùng. Liền sau đó, năm 1880, người ta đã đặc chế ra chất liên kết (Binder) đầu tiên cùng với nhiều phụ gia và một số nguyên vật liệu khác để sản xuất ra sơn như chúng ta đang sử dụng ngày nay. Khởi đi từ đó ngành công nghiệp sơn bắt đầu cống hiến cho nhân loại những dòng sơn dầu.

 
Rust-Oleum, hãng sơn công nghiệp hàng đầu của Mỹ được khởi nghiệp vào năm 1921 do một tình cờ từ vị thuyền trưởng tàu đánh cá gốc Tô Cách Lan Robert Fergusson khám phá đặc tính độc đáo của dầu từ cá được bắt lên tàu và khi chúng dính vào bề mặt của những kim loại thì những vị trí đó sẽ không bị rỉ sét, và kể từ đó vị thuyền trưởng đã ngày đêm nghiên cứu để sau một thời gian dài ông đã cho ra đời dòng sơn dầu đầu tiên chống rỉ sét mà mãi đến hôm nay Rust-Oleum vẫn còn áp dụng công thức đó.

 
Sơn gốc dầu có những ưu điểm nhất định như độ bám dính cao, độ cứng và làm cho bề mặt trở nên bóng, tuy nhiên sơn gốc dầu thường hay bị rạn nức, mau ngã màu trong một thời gian ngắn và nhất là khi phải tiếp xúc nhiều với ánh UV, đồng thời sơn gốc dầu rất nguy hiểm dễ gây cháy nổ và lại chứa nhiều chất nuôi dưởng vi khuẩn dể tạo ra rêu mốc. Sơn dầu chứa rất nhiều hàm lượng hữu cơ độc hại nên tạo ra mùi khó chịu và tồn tại rất lâu sau khi sơn làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của con người. Theo những báo cáo của các hiệp hội ở Âu Mỹ thì hàm lượng hữu cơ độc hại trong sơn có thể gây khó chịu cho mắt và da, làm yếu đường hô hấp, gây nhức đầu chóng mặt buồn nôn làm suy yếu gan và thận. Do đó tại Âu Mỹ từ đầu thập niên 1970 hàng loạt qui định khắc khe lần lượt được ban hành để giảm thiểu hàm lượng hữu cơ độc hại có chứa trong sơn, và rồi từ đó người ta bắt tay nghiên cứu để đặc chế ra biết bao hợp chất như nhựa tổng hợp Polymer, nhựa Acrylic, nhựa Vinyl v.v. cho ngành công nghiệp chế tạo sơn và tính đến nay trên thế giới đã có đến 75% sơn gốc nước được thay thế cho các dòng sơn dầu mà tính năng và chất lượng lại vượt trội.
 
Khi sự phát triển về nguyên liệu tương đối bão hòa thì một số các công nghệ được ứng dụng hầu như đem lại hiệu quả tối ưu cho các dòng sơn khi được sản xuất. Thế nên gần đây chúng ta nghe thấy người ta nói nhiều về các công nghệ  như Công nghệ đan chéo - Crosslinking Technology, Công nghệ Hybrid, Công nghệ Nano v.v. (xem phần các Công Nghệ)
 
Tuy nhiên, xét cho cùng mọi công nghệ cũng chỉ mới là sự khởi đầu để chúng ta có được phương tiện tạo nên sản phẩm tối ưu trong việc phục vụ nhu cầu và lợi ích của con người cũng như giảm bớt ô nhiễm môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

  
 
Do đó, Công nghệ Xanh là việc triển khai các công nghệ tối ưu dựa trên kiến thức khoa học tiến bộ trong quy trình sản xuất sản phẩm tốt nhất cho con người và môi trường. Điển hình trong công nghiệp sơn khi nói đến Công nghệ Xanh là người ta liên tưởng đến việc làm thế nào để giảm thiểu hàm lượng VOC (Volatile Organic Compounds) trong sơn đến mức thấp nhất và đây là một sự thách thức cho những người sản xuất ra sơn sao cho sơn có tính năng thân thiện môi trường, không độc hại, không mùi mà vẫn đảm bảo tốt về chất lượng, độ bám dính cũng như sắc bền màu đẹp mà lại có giá thành tương đối hợp lý. Điều đáng nói là trong những năm gần đây, các dòng sơn xanh đã được người tiêu dùng trân trọng đón nhận, và theo một nghiên cứu mới nhất cho thấy trên thế giới mỗi năm có hơn 3 tỷ tấn nguyên vật liệu có phẩm chất xanh được sử dụng trong ngành xây dựng.

       
 
Điều đáng mừng tại Việt Nam, gần đây nhiều khách sạn, nhà hàng, biệt thự khi có nhu cầu sơn lại cho phòng ốc, tường, cửa gỗ, cửa sắt và cả sàn đều nghĩ đến sơn của chúng tôi. Bởi chúng tôi cung cấp và phân phối sơn Kelly-Moore cho kiến trúc, sơn Rust-Oleum cho công nghiệp và sơn Modern Masters cho trang trí mỹ thuật. Mà những dòng sơn này đều là những dòng sơn nước Thân Thiện Môi Trường và hoàn toàn không mùi nên không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không làm gián đoạn đến công việc kinh doanh của họ.
 
                   
 
Công Nghệ trong công nghiệp sơn
 
Công nghệ đan chéo - Crosslinking Technology:
Thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, công nghệ Crosslinking đã được ứng dụng trong công nghiệp sơn gốc nước. Đây là một công nghệ đột phá qua sự nối kết theo dạng mạng lưới tổng hợp - Polymer Network. Công nghệ này đã cho ta nhiều ưu điểm như làm cho màng sơn “thở” được, bền và dẻo dai hơn.
 
Công nghệ Hybrid:
Gần một thập niên qua, người ta cũng đã nói nhiều về công nghệ Hybrid mà điển hình là xe hơi Auto Hybrid. Các loại xe được sản xuất với công nghệ này sẽ được trang bị một động cơ máy nổ và một động cơ điện để trợ lực lẫn nhau tạo ra sự vận chuyển trong điều kiện tối ưu cho việc tiêu hao nhiên liệu. Hiện giờ trên thế giới đang có hơn 1 triệu chiếc xe hơi Auto Hybrid lăn bánh trên đường. Đầu năm 2009, Công ty sơn công nghiệp hàng đầu của Mỹ - Rust-Oleum (RO) đã thành công trong việc đặc chế ra chất liên kết Hybrid-Binder từ Polyester tái chế và dầu đậu nành. Theo lời ông Schierlman - GĐ kỹ thuật của RO cho hay: “Các dòng sơn được đặc chế từ công nghệ này có nhiều ưu điểm mà đặc biệt là sự kết nối của các nguyên vật liệu trở nên bền vững hơn bởi dầu đậu nành thẩm thấu vào gỗ tốt hơn các loại sơn với công nghệ truyền thống”.
 
Công nghệ Nano:
Ngày nay, người ta nói nhiều về công nghệ Nano. Công nghệ này dựa trên khái niệm của học thuyết tìm cách đưa vật thể dưới dạng nguyên tử hay phân tử xuống kích thước nhỏ nhất như có thể trong điều kiện vật thể này vẫn còn giữ được những đặc tính nguyên thủy của nó. Những năm gần đây người ta thấy công nghệ Nano đang được ứng dụng triệt để vào nhiều lĩnh vực như năng lượng, điện tử, y tế... Do đó trên thị trường ngày càng nhiều sản phẩm với kích cỡ thật nhỏ nhưng năng xuất lại vô cùng lớn như Computer, máy chụp hình, điện thoại di động… Ngành công nghiệp sơn cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ Nano vào các sản phẩm

Các tin khác

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Những điều cần lưu ý khi thi công trần thạch cao giật cấp

Những mảng trần thạch cao giật cấp là phần quan trọng giúp tạo điểm nhấn cho không gian nhà, giúp anh em thợ thỏa sức...

Những điều cần lưu ý khi thi công trần thạch cao giật cấp

Những mảng trần thạch cao giật cấp là phần quan trọng giúp tạo điểm nhấn cho không gian...

Thiết kế giếng trời cho căn bếp sang trọng

Giếng trời ngoài có chức năng thư giãn còn giúp không khí được lưu thông cực tốt. Kiểu...

Nên chọn màu sơn tường hay chọn đồ nội thất trước?

Tuy nhiên, có không ít trường hợp mắc sai lầm đó là chọn và pha màu sơn nước tường nhà...

Sơn công nghiệp hãng sơn nào tốt để chọn nhất

Hiện tại, nhiều thương hiệu Sơn trong nước và ngoài nước lần lượt thâm nhập vào thị...

Ngành Công Nghiệp Sơn - Lịch Sử và Công Nghệ

Trước khi tìm hiểu Công Nghệ Xanh trong công nghiệp sơn, chúng tôi xin sơ lược về sự tiến...
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
0938 105 102
Mr Tuấn

0938 105 102

Email: info@sonhaigiang.com
TỪ KHÓA TÌM KIẾM:
Gọi điện SMS Chỉ Đường